Áp dụng xông hơi là phương pháp chăm sóc sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên để xông hơi đạt hiệu quả cao thì việc vệ sinh phòng xông cực kì quan trọng. Có 2 loại phòng xông hơi là phòng xông hơi ướt và phòng xông hơi khô. Mỗi loại có thiết bị khác nhau nên cách vệ sinh cũng khác nhau. Vậy vệ sinh phòng xông hơi sao cho đúng cách, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Lí do nên vệ sinh phòng xông hơi định kì
Phòng xông hơi được chúng ta sử dụng nó hàng tuần. Trong quá trình sử dụng, nếu chúng ta không vệ sinh sạch sẽ gặp một số vấn đề như sau:
- Vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở do môi trường ẩm ướt ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của chúng ta.
- Bụi mịn lâu ngày sẽ tích tụ lại, các thiết bị trong phòng sẽ giảm đi độ bền.
- Mùi ẩm mốc lâu ngày tạo cảm giác khó chịu khi bạn vào xông hơi.
Quy trình vệ sinh phòng xông hơi
Muốn xông hơi đạt hiệu quả thì một trong những việc không thể thiếu đó là vệ sinh sạch sẽ phòng xông hơi. Bạn cần tìm hiểu, trang bị kiến thức trước khi vệ sinh phòng xông. Bởi mỗi phòng xông sẽ có những trang thiết bị lắp đặt khác nhau nên việc vệ sinh cũng khác nhau. Nếu vệ sinh không đúng cách sẽ gây ra một số hậu quả như: máy móc bị hỏng, phòng xông hơi toàn mùi tẩy rửa… Để đạt hiệu quả, Anmes sẽ hướng dẫn bạn các bước vệ sinh từng phòng xông chi tiết nhất:
Đối với phòng xông hơi ướt
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh
- Khăn bông mềm
- Chổi cọ sàn
- Bàn chải
- Nước lau kính
- Xô hoặc chậu
- Dấm hoặc quả chanh
- Găng tay
Bước 2: Vệ sinh các phụ kiện
- Đầu tiên, bạn dùng khăn bông mềm và nước xịt kính để lau những phần được lắp đặt bằng kính
- Tiếp đến vệ sinh vòi sen tắm và đầu ra hơi. Đây là 2 thiết bị hay bị bám cặn vôi dễ gây tắc trong quá trình sử dụng. Có thể sử dụng dấm hoặc chanh chà sạch sen tắm và đầu ra hơi, sau đó rửa lại bằng nước ấm
Bước 3: Vệ sinh vách tường và sàn
Dùng bàn chải để chà các vách tường khi tắm tráng nước bắn lên tường. Sử dụng chổi cọ để cọ sàn tránh rong rêu gây trơn trượt khi vào xông.
Bước 4: Vệ sinh máy xông hơi
- Dùng khăn bông mềm khô lau vỏ máy, nếu thấy vỏ máy có gỉ sét có thể sử dụng dung dịch chuyên vệ sinh.
- Vệ sinh van xả cặn, để tránh các cặn vôi bám lâu ngày gây ì máy xông và vận hành chậm. Đối với gia đình thì 2-3 ngày vệ sinh một lần. Còn đối với kinh doanh thì hàng ngày nên vệ sinh vệ sinh van xả cặn 1 lần.
Việc vệ sinh phòng xông hơi sạch sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi ngồi xông cũng như giúp cho các thiết bị của bạn bền hơn, tăng hiệu quả xông.
Đối với phòng xông hơi khô
Khác với phòng xông hơi ướt thì phòng xông hơi khô ít thiết bị hơn. Với nhiệt độ xông của phòng khô cao khiến cho các vi khuẩn ít có cơ hội xâm nhập. Vì vậy, bạn không cần sử dụng các hóa chất kháng khuẩn hay thuốc khử trùng để vệ sinh phòng.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh
- Khăn bông mềm
- Cồn 90 độ
- Chổi
- Bàn chải
- Găng tay
Bước 2: Vệ sinh các nan gỗ
Sử dụng khăn bông mềm lau các nan gỗ 1 lượt. Đến lượt thứ 2 dùng cồn 90 độ thấm vào khăn bông để lau các nan gỗ. Bởi gỗ mà bị ngấm nước sẽ ảnh hưởng đến độ bền. Nên sử dụng cồn vệ sinh là điều đúng đắn nhất.
Bước 3: Vệ sinh máy xông hơi
- Dùng khăn bông mềm tẩm cồn 90 độ lau vỏ máy xông. Không nên dùng các chất tẩy rửa lau vì nó sẽ bị ám mùi trong phòng, không tốt cho sức khỏe.
- Đối với đá sauna, bạn chờ đá nguội. Mang đá ra ngoài, sử dụng bàn chải cọ sạch rồi lau khô để tránh vi khuẩn. Khi đá đã khô chúng ta mới xếp vào máy. Trong quá trình xếp, viên nào có hiện tượng nứt nẻ chúng ra sẽ bỏ ra để tránh bị hỏng thân máy.
Một vài lưu ý khi vệ sinh phòng xông hơi
Trong quá trình vệ sinh phòng xông hơi chúng ta cần lưu ý một vài điều dưới đây:
Đối với phòng xông hơi ướt
- Phòng xông hơi ướt được trang bị nhiều thiết bị hơn phòng khô. Bạn cần chú ý vệ sinh sen tắm, đầu ra hơi và hộp đựng thảo dược…, để tránh cặn bã trong hơi nước tích tụ tại đây.
- Không nên dùng bàn chải quá cứng hoặc quá mềm ảnh hưởng để đảm bảo không làm trầy xước hoặc hư hỏng làm việc vệ sinh không đạt hiệu quả.
Đối với phòng xông hơi khô
- Phòng xông khô xông bằng nhiệt độ cao, nên việc vi khuẩn xâm nhập là rất khó. Bạn không cần sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh.
- Chỉ sử dụng khăn bông mềm để lau bề mặt gỗ.
- Nếu gỗ bị xỉn màu bạn sử dụng cát biển để chà xát lên khu vực đó.
Trên là toàn bộ những kiến thức Anmes đã chắt lọc và chia sẻ cho mọi người. Hi vọng thông tin hữu ích này giúp mọi người có quy trình vệ sinh đúng cách nhất. Nếu bạn còn phân vân hay thắc mắc về quy trình vệ sinh của phòng xông, liên hệ ngay cho Anmes để được giải đáp nhanh nhất.