Những lưu ý khi thiết kế WC

Những lưu ý khi thiết kế phòng WC

Khi thiết kế thi công nội thất phòng vệ sinh cho gia đình, Anmes lưu ý bạn các điểm đáng chú ý sau:

Thiết kế phòng vệ sinh

– Sử dụng thuận tiện, thường bố trí gần phòng ngủ, bếp.
– Đáp ứng được một số nhu cầu tâm sinh lý con người. Khi thiết kế nội thất cần chú ý đến vấn đề tập quán sinh hoạt của gia đình, thói quen, cũng như độ tuổi sử dụng chú ý an toàn cho người già và trẻ em.
– Thiết bị vệ sinh phải bền chắc, dễ giữ lau chùi, dọn rửa.


– Bảo đảm chế độ hợp lý về chiếu sáng tự nhiên , vệ sinh, tránh ẩm thấp cửa thông gió hoặc cửa sổ cần thường xuyên mở để thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.
– Theo xu hướng hiện nay thì phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khi vực tắm và lavabo để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Bạn có thể dùng vách kính , rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước… để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình.
– Nền của phòng vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc, đảm bảo thoát nước tốt; khi lát sàn nên chú ý chọn loại vật liệu ít trơn trượt, dễ làm vệ sinh.


– Vê màu sắc trang trí, phòng vệ sinh là nơi thuộc thủy, cho nên màu tốt nhất của nó là màu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng.
– Khi thiết kế phòng vệ sinh, bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà cao tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
– Không gắn ổ điện hoặc bảng điện trong phòng tắm, trừ những công điều khiển đèn gắn xa tầm dễ ảnh hưởng nước.

 Theo nguyên tắc phong thủy:
– “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt.
– Phòng vệ sinh không nên được xây ở giữa trung tâm của ngôi nhà vì sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
– Cửa phòng vệ sinh kỵ xung chiếu (đối diện) với cửa chính, cửa nhà bếp và Phòng ngủ. Phạm vào điều kỵ này, tài vận gia đình sẽ bị đảo lộn. Trong trường hợp nhà bạn không thể cải sửa được điều này thì tốt nhất nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh.
– Đối với giường ngủ, nếu hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ của chủ nhà trong phòng ngủ đều là những trường hợp không tốt. Nếu đầu giường ngủ bị xung thì chủ nhân dễ mắc bệnh, suy giảm năng lực sinh tài.
– Nếu như nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đập vào mắt người vào cửa sẽ mất mỹ quan và cũng không phù hợp phong thủy. Theo phong thủy, điều này sẽ dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

 Những kích thước cơ bản đối với khối vệ sinh :

⤵kích thước chỗ rửa mặt : 90cm đến 115cm x 90 cm
⤵Kích thước chỗ tắm : 90 cmx 150 cm ( cửa mở vào), 90cmx 120cm (cửa mở ra).
⤵kích thước thiết bị
– lavabo: (40 đến 55 cm)x (50dd 70cm),
– chậu tắm (150 đến 170) x (70 đến 75 cm) –
– kích thước lọt lòng.-
+ chậu tắm trẻ con 120 đến 60 cm.
Chỗ tắm hoa sen (80 đến 90 cm)x 80 đến 90 cm).
+ chỗ vệ sinh xổm ( 60 x 60) ngày nay ít sử dụng .
+ vệ sinh bệt 43x 67cm
⤵Cần hoa sen đặt cố định trên tường, cao độ 180 cm, có thể dịch chuyển được . Nếu bồn tắm đặt song song với tường thỉ khoảng cách tối thiểu 450 cm.
⤵Một gợi ý nhỏ là trong một số trường hợp có thể, nên thiết kế bồn tắm chìm xuống sàn hòan toàn hoặc chìm một phần, khi đó lỗ thoát nước gắn ăn thông với phòng bên dưới. Điều đó làm không gian phòng tắm thoáng đãng, rộng rãi và tiện ra vào.

.Nhận báo giá
.Chat với chúng tôi qua Zalo
.Chat ngay để nhận tư vấn